Hướng dẫn sử dụng xe Honda CRV| Lái xe an toàn| Hệ thống túi khí
28/09/2022 03:09:00
Trong quá trình sử dụng xe, để tránh được tốt nhất những rủi ro không đáng có thì chúng ta cần hiểu cơ bản được bản chất vận hành của những thiết bị đó. Túi khí và cách vận hành của túi khí là vấn đề tài xế nên tìm hiểu kỹ khi sử dụng xe.
1. Túi khí là gì?
“Túi khí ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe, đây là thiết bị an toàn thụ động có tác dụng giảm thiểu những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra va chạm”. Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.
Chất liệu tạo nên túi khí cho ôtô là loại vải co giãn hoặc vật liệu đảm bảo khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra.
2. Trên xe Honda Túi khí được trang bị những vị trí nào?
Hệ thống túi khí trên xe ô tô Honda bao gồm: Túi khí trước và túi khí bên
- Hai túi khí trước ký hiệu SRS. Có 2 vị trí: Túi khí bảo vệ người lái sẽ đặt giữa vô lăng và túi khí bảo vệ hành khách phía trước sẽ nằm dưới bảng đồng hồ táp lô và được ký hiệu là: SRS AIRBAG
- Hai túi khi bên: 1 cho người lái và 1 cho hành khách phía trước, các túi khí được đặt cạnh ngoài của lưng ghế và được ký hiệu là: SIDE AIRBAG
Đối với loại xe có túi khí rèm: Mỗi bên xe có 1 chiếc, túi khí này sẽ được đặt trên trần xe phía trên cửa số và được ký hiệu là: SIDE CURTAIN AIRBAG
4. Nguyên tắc hoạt động của túi khí?
- Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể người trên xe. Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó giảm lực tác động lên người họ.
- Túi khí đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.
- Túi khí chỉ được sử dụng một lần, nếu túi khí bung thì chính là lúc nó làm hỏng chính mình. Tuy nhiên, dù chức năng là bảo vệ con người; nhưng trong một vài trường hợp, túi khí cũng lại là nguyên nhân gây ra những chấn thương cho các hành khách khi họ không hiểu rõ nguyên lý làm việc.
Khi nào túi khí bung?
Một hệ thống cảm biến được sử dụng với chức năng nhận biết những yếu tố để bung túi khí. Khi xảy ra va chạm, các chi tiết trong xe sẽ bị biến dạng do va đập lẫn nhau nên các cảm biến này sẽ được lập trình nhằm ghi nhận những lực tác động vào phần cảm biến một cách chính xác nhất. Từ đó hệ thống cảm biến sẽ gửi tín hiệu để kích hoạt bung túi khí.
Trong trường hợp túi khí và cảm biến gặp sự cố, đèn cảnh báo túi khí sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ táp lô.
Để kích hoạt hệ thống túi khí và cảm biến: Buộc người sử dụng xe cần bật hệ thống lên, hoặc khi không muốn sử dụng có thể tắt hệ thống. Khi hệ thống tắt sẽ có đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô báo rằng xe của bạn đang ở trạng thái tắt hệ thống túi khí nếu không phải bạn đã thao tác việc này bạn có thể bật lại nó lên.
Túi khí sẽ phát huy tác dụng bảo vệ mạnh mẽ nhất khi kết hợp với các thiết bị giảm va đập bổ xung được trang bị trên xe và dây đai an toàn. Tại những vị trí đặt túi khí trên xe sẽ có các ký hiệu SRS. SRS là ký hiệu của loại thiết bị giảm va đập bổ sung. Thiết bị SRS này kết hợp với dây an toàn để giảm thiểu tối đa chấn thương trên cơ thể người khi xảy ra va chạm anh chị nhé!
Khi xảy ra sự cố va chạm, dây đai an toàn sẽ giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trên xe ô tô do đó sẽ giảm lực tác động lên cơ thể người. Thiết bị SRS đồng thời kết hợp giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể cứng trên xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.
Vì vậy, điều tiên quyết khi ngồi lên xe ô tô là anh chị cần thắt dây đai an toàn.
5. Khi nào túi khí có hoặc không có tác dụng ?
Các túi khí trước sẽ không có tác dụng trong các trường hợp va chạm sau: va chạm nhẹ từ phía trước, va chạm từ phía sau và bên hông hoặc xe lăn tròn. Nếu túi khí được kích hoạt trong các tình huống này thì người lái và hành khách sẽ bị tổn thương do hoạt động của túi khí, mặt khác, người lái và hành khách còn gặp nguy hiểm nếu có va chạm mạnh xảy ra liền kề.
a) Đâm vào tường cố định: Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ kích hoạt. Lúc này, theo quán tính người trên xe sẽ lao về phía trước; khi đó, dây an toàn giữ thân người ở lại và túi khí bung sẽ giúp phần trên cơ thể không lao về phía kính lái. Các túi khí phía trước bảo vệ người lái và hành khách trong xe khi có va chạm trực diện với một bức tường cứng và dày ở tốc độ xe bằng hay lớn hơn 20-30km/h. Các túi khí cũng có thể được kích hoạt khi có các va chạm mạnh phía trước hay bên trái, bên phải với góc va chạm trong khoảng 300 . Túi khí không được thiết kế để bung ra trong các vụ va chạm trực diện tương đối nhẹ bởi vì dây an toàn và các thiết bị an toàn trong xe đã đảm bảo đủ an toàn cho người lái và hành khách trong xe.
b) Đâm vào cột điện, gốc cây: là những tình huống hay gặp trong thực tế, nhưng đây lại là trường hợp xác suất bung túi khí thấp. Nếu vị trí đâm gần tâm khung chịu lực của xe thì lúc đó lực đã được hấp thụ nên không đủ làm túi khí kích hoạt. Nhưng nếu xe của bạn bị rơi xuống một hố sâu hoặc bị va chạm mạnh vào các chướng ngại vật như vỉa hè cao hay gờ giảm tốc cao, lúc này gia tốc của xe thay đổi đột ngột có thể dẫn đến việc kích hoạt túi khí.
c) Xe bị đâm từ sau: Lúc này, quán tính không khiến thân người lao về phía trước, vì vậy lúc này túi khí không có tác dụng. Do đó, túi khí sẽ không kích hoạt, trừ khi có va chạm với vật cản phía trước như trường hợp 1 và 2.
d) Khi xe lộn vòng: Khi xe lộn vòng, dây an toàn và bộ khung xe mới là hai thứ quan trọng bảo vệ hành khách; các túi khí phía trước không có tác dụng và hiếm khi bung. Nhưng túi khí vẫn có thể nổ nếu xe va chạm với các vật cản khác như trong các trường hợp trên.
6. Những điều cần lưu ý để túi khí hoạt động tối ưu nhất
Anh chị hãy ghi nhớ những lưu ý sau để túi khí hoạt động hiệu quả, bảo vệ gia đình mình được tối ưu:
Thứ nhất: Luôn luôn thắt dây an toàn đầy đủ và đúng cách. Túi khí hỗ trợ cùng dây an toàn sẽ giúp bạn giảm chấn thương vùng đầu và ngực tối ưu.
Thứ hai: Túi khí nổ với tốc độ có thể lên đến khoảng 320 km/h, áp lực nổ từ túi khí đôi khi lại làm tổn thương người dùng khi tiếp xúc tại thời điểm túi khí chưa bung tối đa. Vì vậy, để không bị túi khí làm tổn thương khi chúng kích hoạt, người lái cần đeo dây an toàn và ngồi thẳng lưng cách vô lăng hoặc táp lô ít nhất là 10 inches (25cm). Người lái có thể hạ thấp vô-lăng, dựa nhẹ người về phía sau khi lái xe để tạo ra khoảng cách đủ an toàn.
Thứ ba: Để trẻ nhỏ không bị các tổn thương nghiêm trọng hoặc bị nguy hại đến tính mạng khi túi khí được kích hoạt, nên đặt trẻ ở hàng ghế phía sau, tuyệt đối không để trẻ ngồi hàng ghế trước. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể cùng thắt dây an toàn với người lớn, hoặc nếu ngồi riêng cần sử dụng ghế trẻ em riêng biệt.
Thứ 4: Không để những vật nặng, sắc nhọn giữa bạn và túi khí : Khi bạn để vật vật cứng, nhọn ở bên hông hoặc đang hút tẩu thuốc hoặc ngậm 1 vật cứng, nhọn ở miệng thì có thể sẽ bị tổn thương khi túi khí phía trước nổ.
Thứ 5: Không được gắn bất cứ vật gì nên nắp của túi khí phía trước. Vật thể này có thể gây ảnh hưởng đến cảm biến của túi khí hoặc bị vào phía bên trong gây thương tích hoặc nổ túi khí.