Kẹt chân ga đâu là nguyên nhân chính

13/04/2023 04:04:00

Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe người dùng có thể gặp phải khá nhiều tình huống kẹt chân ga khác nhau. Các tình huống này có thể đến từ hai yếu tố chính, một là đến từ con người (người điều khiển phương tiện) như nhầm chân ga, phanh, sử dụng giày, dép không phù hợp, yếu tố còn lại có thể do xe có sự cố hoặc thảm sản...

Ở một số dòng xe cũ việc xe bị kẹt dây ga, hụt ga hay òa ga hoàn toàn có thể xảy ra nhất là với xe không bảo dưỡng kỹ. Khi xe bị kẹt ga, hãy đạp phanh mạnh và giữ đều, chuyển về số mo (N), kéo phanh tay... Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố không ít tài xế dù chạy lâu năm vẫn có thể bị mất bình tĩnh và không thể xử lý tình huống một cách an toàn nhất.

Kẹt chân ga hay chân ga đột ngột tăng tốc mặc dù tài xế chỉ đạp nhẹ hoặc không đạp là lỗi xảy ra do bản thân phần mềm kiểm soát xe hoặc các sai sót kỹ thuật. Trong trường hợp này, tài xế không thể can thiệp trực tiếp để xe hết kẹt ga, do đó cần sử dụng cách khác để chiếc xe dừng lại an toàn nhanh nhất có thể.

Các dấu hiệu cho thấy xe của bạn đang kẹt chân ga

Đồng hồ tua máy đột ngột dâng cao trên 3000 rpm (vòng/phút), xe đột ngột tăng tốc, xe không tự giảm tốc khi nhả ga hay đạp phanh. Trường hợp xe bị kẹt chân ga, có mấy nguyên tắc sau, không được mất bình tĩnh, không được tắt máy ngay bởi khi tắt máy sức ỳ động cơ có thể làm các bánh dừng đột ngột gây hiện tượng bánh mất độ bám đường khiến xe trượt không kiểm soát đồng thời khi tắt máy một số xe sẽ xảy ra hiện tượng khóa vô lăng, lúc này chúng ta không khác gì đang ngồi trong cỗ quan tài di động không thể điều khiển.

Hạn chế phanh liên tục trong khi xe chưa giảm ga sẽ gây hiện tượng cháy phanh, bạn sẽ mất đi công cụ cực kỳ quan trọng để giảm tốc, không chuyển làn liên tục hay cố đi gần sát lề đường vì những phương tiện gần lề đường có xu hướng di chuyển tốc độ chậm hoặc chuẩn bị dừng đỗ trong khi xe chúng ta đang khóa cứng ở tốc độ cao rất dễ gây va chạm.

Các bước xử lý được nhiều chuyên gia khuyến cáo bao gồm:
- Bật đèn tín hiệu khẩn cấp, còi liên tục báo hiệu cho các phương tiện xung quoanh
- Đối với xe số sàn: cắt cồn, chuyển dần về các số thấp hơn kết hợp với phanh để giảm tốc. Kỹ thuật này còn gọi là phanh bằng số.

- Đối với xe số tự động: chuyển số về N để xe chạy không tải, kết hợp phanh để giảm tốc.
- Khi xe đã giảm tốc đến tốc độ an toàn, từ từ di chuyển về sát lề đường hoặc khu đất trống (nếu có), tiếp tục giảm tốc đến khi xe dừng lại hẳn
- Về số N (đối với cả 2 loại xe), kéo phanh tay để chống trôi xe, vẫn giữ đèn báo hiệu nguy hiểm, tắt máy, gọi cứu hộ

Trên đây là những phân tích về vấn đề kẹt chân ga mà người sử dụng xe ô tô thường gặp nhất.
Tuy nhiên, trong thực tế, về vấn đề lỗi kỹ thuật là rất hiếm xảy ra, thường lỗi này sẽ đến từ các nguyên nhân chủ quan từ phía người lái. Vì vậy đề đề phòng những vấn đề sự cố không đáng có người lái xe nên để ý đến các yếu tố an toàn khi lái xe và chuẩn bị vững vàng tâm lý khi ngồi lái.

Nguồn: Sưu tầm


Honda Ôtô Bắc Ninh - Võ Cường

  • Địa chỉ: Đường Lê Thái Tổ, Võ Cường, TP. Bắc Ninh
  • Website: www.hondaotobacninh.com.vn
  • Youtube: Youtube.com/hondaotobacninhvocuong
  • Titok: Tiktok.com/@hondaotobacninhvocuong
  • FB: Facebook.com/hondaotobacninhvocuong
  • Zalo: Zalo.me/2659349068578106282
  • Hotline:
  • Phòng Kinh Doanh: 0913 57 5555
  • Phòng Dịch Vụ - CSKH: 0888 97 1313
  • Cứu hộ: 088897 1313
 
 

 

Đang xử lý...